BÌNH DƯƠNG VƯỢT 1000 CA NHIỄM, DỊCH XUẤT HIỆN Ở 41 CÔNG TY, NHIỀU NHÀ TRỌ

Share:

Chính phủ Việt Nam và cá nhân Thủ tướng đã làm việc không mệt mỏi để bảo vệ cuộc sống và sinh kế của người dân


(Chinhphu.vn) - Ngày 8/7, Bình Dương ghi nhận 55 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 trong tỉnh tính từ đợt dịch thứ 4 lên 1.053 ca. ​

*

​Trong số 55 ca mắc mới có 38 ca phát hiện ở khu cách ly, 13 ca phát hiện tại khu phong tỏa, 04 ca phát hiện tại cơ sở y tế. Các ca nhiễm liên quan đến Công ty Wanek; Công ty Việt Nam House Wares; Công ty Hansol Vina; Công ty II-VI; Công ty Spartronic; phường Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một; phường Thuận Giao, TP. Thuận An; thị trấn Dầu Tiếng, xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng; lây nhiễm từ TP.Hồ Chí Minh.

Bạn đang đọc: Bình dương vượt 1000 ca nhiễm, dịch xuất hiện ở 41 công ty, nhiều nhà trọ

Liên quan đến ổ dịch tại các chi nhánh của Công ty Wanek, đến nay đã có 407 ca bệnh (Công ty Wanek 1: 03 ca; Công ty Wanek 2: 403 ca; Công ty Wanek 4: 01 ca). Các ca mắc mới được phát hiện ở khu cách ly.

Đối với ổ dịch tại phường Tân Phước Khánh, TX. Tân Uyên, từ khi phát hiện BN10584 (chủ quầy trà sữa Cô chủ nhỏ) đến nay đã có tổng cộng 311 ca mắc liên quan, hiện tại ổ dịch cơ bản đã được khống chế.

Ổ dịch Công ty Hansol Vina (TP. Dĩ An) có tổng cộng 63 ca, dự báo số ca mắc có thể còn tăng do tình hình công nhân ở đây khá phức tạp.

Liên quan đến ổ dịch TX. Bến Cát, hiện tại đã có 09 ca mắc. Ổ dịch tại thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng tổng cộng có 11 ca, có thể còn xuất hiện nhiều ca do liên quan đến khu vực chợ Bình Điền.

Hiện ngành y tế Bình Dương tiếp tục truy vết các trường hợp F1, F2 khác. Lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp F1, F2 và các khu vực xung quanh. Thực hiện lấy mẫu diện rộng tại các công ty, địa phương có dịch: TP. Thuận An, TP. Dĩ An, TX. Bến Cát, TX. Tân Uyên, TP. Thủ Dầu Một, huyện Dầu Tiếng. Giám sát chặt chẽ các trường hợp được cách ly, thực hiện nghiêm các hoạt động phòng, chống lây nhiễm trong khu cách ly. Thành lập thêm các khu cách ly tập trung tại các địa phương để chủ động cách ly các trường hợp liên quan khi dịch bùng phát.

Chuẩn bị 30.000 chỗ cách ly tập trung

Ngày 8/7, UBND tỉnh Bình Dương tiếp tục ban hành văn bản số 3081/UBND-VX về việc “Tiếp tục thực hiện các biện pháp trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn”.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan đơn vị, Chủ tịch UBND huyện, thị, thành phố, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp tiếp tục thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, Trung ương và các Chỉ thị của UBND tỉnh như: Chỉ thị 10/CT UBND, Chỉ thị 12 về về nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ COVID cộng đồng, Tổ An toàn COVID trong công tác giám sát dịch tại khu dân cư và doanh nghiệp; đồng thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bắt buộc đối với tất cả những người đến từ vùng dịch theo quy định.

UBND tỉnh Bình Dương giao Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát lại toàn bộ các cơ sở cách ly tập trung, tăng cường cơ chế, giám sát, bổ sung ngay các trang thiết bị vật tư cần thiết (camera, nhà vệ sinh di động,...), đảm bảo hạn chế tối đa lây nhiễm chéo trong các cơ sở cách ly tập trung. Tiếp tục rà soát để mở rộng thêm các khu cách ly tập trung đáp ứng 20.000 đến 30.000 chỗ. Trước mắt khẩn trương chuẩn bị nguồn lực, cơ sở vật chất cần thiết để đưa vào hoạt động khu cách ly tập trung tại Trường Cao đẳng Y tế tỉnh.

Đưa ngay 7 khu điều trị vừa thành lập vào hoạt động

Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đưa ngay 7 khu điều trị vừa được thành lập đi vào hoạt động, phục vụ kịp thời công tác điều trị bệnh nhân COVID-19.

Chủ động làm việc ngay với Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Becamex IDC để thống nhất về việc sử dụng cơ sở vật chất, thành lập thêm các khu điều trị tại Khu A, ký túc xá Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và Trường ĐH Quốc tế Miền Đông. Ngoài ra, tiếp tục khảo sát và đề xuất các cơ điều trị mở rộng khác để đảm bảo chủ động công tác điều trị.

Công an tỉnh huy động các lực lượng để lập thêm các trạm, chốt và tổ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 để đảm bảo phát hiện, xử lý kịp thời các đối tượng thuộc diện theo dõi, quản lý phòng chống dịch vào Bình Dương và ngăn chặn dịch lây lan từ các thành phố, thị xã phía Nam lên các huyện phía Bắc.

Sở Giao thông vận tải phối hợp với các tỉnh, thành, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan quản lý các phương tiện, phân luồng vận chuyển, sử dụng kết quả xét nghiệm COVID-19, khai báo y tế... để đảm bảo vận hành thông suốt việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất, chuyên gia liên tỉnh và nội tỉnh.

Siết thật chặt, quản thật nghiêm

UBND các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Phú Giáo, đặc biệt là huyện Dầu Tiếng phải kiên quyết, khẩn trương thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để khoanh vùng, dập dịch ngay khi phát hiện trường hợp nghi nhiễm, không để dịch bùng phát.

UBND các thành phố, thị xã phía Nam phải siết thật chặt, quản thật nghiêm trong thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho phù hợp và hiệu quả.

UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nội dung hướng dẫn của Bộ Y tế quản lý, giám sát, thực hiện cách ly y tế đối với tất cả những người từ TP. Hồ Chí Minh (trừ các trường hợp từ các tỉnh, thành phố khác đi qua TP. Hồ Chí Minh nhưng không dừng, đỗ) về địa phương.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp tham mưu các chế độ, chính sách hỗ trợ người lao động người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh Bình Dương cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị, nhất là các cơ quan, đơn vị trong Tòa nhà Trung tâm Hành chính tỉnh căn cứ các quy định, hướng dẫn về phòng chống dịch và tình hình thực tế phải khẩn trương xây dựng ngay các kế hoạch, kịch bản ứng phó với từng trường hợp khi xuất hiện trường hợp F0, F1 là người của cơ quan, đơn vị mình để chủ động phòng chống dịch ngay từ sớm.

Các cơ quan, đơn vị có trụ sở trong Tòa nhà Trung tâm Hành chính điều tiết giảm 70% số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại cơ quan và phải đảm bảo không gây ách tắc trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Văn phòng UBND tỉnh chỉ đạo Ban Quản lý Tòa nhà phối hợp với Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh khẩn trương triển khai ngay các biện pháp phòng chống dịch, như: khử khuẩn, lấy mẫu xét nghiệm, phân luồng giãn cách người vào tòa nhà đảm bảo hiệu quả các giải pháp phòng dịch...

*

Thành lập bổ sung 7 Khu điều trị

UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành quyết định thành lập bổ sung các Khu điều trị bệnh nhân COVID-19.

​Theo đó, thành lập bổ sung 07 Khu điều trị bệnh nhân COVID-19 (gọi tắt là Khu điều trị), với tổng số 1.340 giường bệnh.

Cụ thể, Trung tâm Y tế thành phố Thuận An (khu 2) có quy mô 250 giường bệnh.

Trung tâm Y tế thị xã Bến Cát (khu 3) quy mô 250 giường bệnh tại Khu A - Nhà ở xã hội Becamex, phường Chánh Phú Hòa, thị xã Bến Cát.

Trung tâm Y tế Bàu Bàng (khu 4) quy mô 250 giường bệnh.

Trung tâm Y tế thị xã Tân Uyên (khu 5) quy mô 140 giường bệnh.

Trung tâm Y tế huyện Phú Giáo (khu 6) quy mô 250 giường bệnh tại Khu B - Nhà ở xã hội Becamex, phường Chánh Phú Hòa, thị xã Bến Cát.

Trung tâm Y tế thành phố Dĩ An (khu 7) 100 giường. Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng (khu 8) 100 giường bệnh.

Xem thêm: Cây Cỏ Đồng Tiền Là Cây Rau Má, Cây Cỏ Đồng Tiền Có Ý Nghĩa Gì Trong Phong Thủy

Các Khu điều trị thực hiện cách ly, chăm sóc, điều trị, cấp cứu bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bình Dương; sử dụng con dấu, tài khoản của Trung tâm Y tế tuyến huyện tương ứng để hoạt động và thực hiện các giao dịch với các đơn vị liên quan.

Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan căn cứ các quy định để ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động; triển khai đưa các Khu điều trị đi vào hoạt động (điều động lực lượng, phương tiện phục vụ, các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị…) và vận hành đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn, đạt hiệu quả.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ COVID-19 cộng đồng

UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Chỉ thị về nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ COVID-19 cộng đồng, Tổ An toàn COVID-19 trong công tác giám sát dịch tại khu dân cư và doanh nghiệp.

Theo đó, các địa phương rà soát, thành lập ngay các Tổ COVID-19 cộng đồng (Tổ phòng chống COVID trong cộng đồng) ở tất cả các khu dân cư, khu nhà trọ trên địa bàn, đảm bảo 100% các đơn vị dân cư có sự giám sát của Tổ COVID-19 cộng đồng trước ngày 10/07.

Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh trong việc thành lập và tổ chức triển khai hoạt động của các Tổ COVID-19 cộng đồng hoạt động hiệu quả đáp ứng yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19.

UBND các huyện, thị xã, thành phố thành lập Tiểu ban chỉ đạo hoạt động của Tổ COVID-19 cộng đồng (do 01 đồng chí lãnh đạo UBND làm Trưởng Tiểu ban) và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác giám sát hoàn thành trước ngày 10/07. Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn khẩn trương rà soát, thành lập ngay, kiện toàn, củng cố mô hình hoạt động của Tổ COVID-19 cộng đồng theo đúng yêu cầu của Chỉ thị này và hướng dẫn của Sở Y tế; quán triệt sâu sắc trách nhiệm của Tổ COVID-19 cộng đồng tại các điểm dân cư, khu nhà trọ, tổ dân phố, ấp, khu phố, kết hợp với hướng dẫn hoạt động của các Tổ trên địa bàn đảm bảo tính thống nhất.

UBND xã, phường, thị trấn xây dựng Kế hoạch hoạt động của Tổ COVID cộng đồng, Quyết định thành lập các Tổ COVID cộng đồng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Tổ, quy mô mỗi Tổ COVID cộng đồng gồm 3-4 người gồm: cán bộ tổ, ấp, khu phố, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, tình nguyện viên tại khu dân cư, chủ nhà trọ (tùy theo điều kiện thực tế, mỗi tổ phụ trách tối đa 50 hộ gia đình và có phân công danh sách hộ gia đình cụ thể cho từng tổ viên).

Đồng thời rà soát, thành lập ngay các Tổ An toàn COVID-19 (Tổ phòng, chống COVID-19 trong sản xuất, kinh doanh) ở tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, chợ truyền thống (gọi tắt là doanh nghiệp) trên địa bàn, đảm bảo 100% các doanh nghiệp có sự giám sát của Tổ An toàn COVID-19 trước ngày 10/07.

Yêu cầu giám đốc, chủ sử dụng lao động của nhà máy, công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp xây dựng Kế hoạch hoạt động của Tổ An toàn COVID-19, quyết định thành lập các Tổ An toàn COVID-19 phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Tổ, trong đó có phân công trách nhiệm phụ trách cụ thể cho từng thành viên.

Mỗi phân xưởng, dây chuyền sản xuất, tổ sản xuất, vị trí làm việc cần thành lập ít nhất 01 Tổ An toàn COVID-19 hoạt động kiêm nhiệm. Trường hợp tổ sản xuất có đông người lao động thì có thể thành lập nhiều Tổ An toàn COVID-19.

Mỗi tổ từ 2-3 người, thành phần gồm lãnh đạo các tổ, đội, nhóm; đại diện công đoàn, các công nhân, người lao động trực tiếp làm việc tại nơi sản xuất, có tinh thần trách nhiệm cao, gương mẫu, có uy tín hoặc những người là an toàn vệ sinh viên tại cơ sở. Tốt nhất mỗi tổ phụ trách khoảng 50 công nhân.

Khuyến khích Giám đốc, chủ sử dụng lao động xem xét có các hình thức bồi dưỡng, hỗ trợ về vật chất, khen thưởng động viên kịp thời, khuyến khích Tổ An toàn COVID-19 tại doanh nghiệp hoạt động tích cực và có hiệu quả.

Đẩy mạnh triển khai quét mã QR để phòng chống COVID-19

UBND tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh triển khai việc quét mã QR để quản lý thông tin người ra vào cơ quan, tổ chức, cơ sở, địa điểm phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

​Theo đó, quét mã QR để quản lý thông tin áp dụng cho người dân và các địa điểm kinh doanh, làm việc, giải trí; nơi tập trung đông người bao gồm: Trụ sở làm việc; khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống phục vụ tại chỗ; quán bar; vũ trường; karaoke; cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage), làm đẹp; phòng tập thể dục, thể hình; cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn; bệnh viện, các cơ sở y tế; chung cư; trường học; nhà ga, bến xe, bến tàu, nhà chờ và trên phương tiện giao thông công cộng; trung tâm thương mại, siêu thị; chợ đầu mối, chợ dân sinh, cửa hàng cung cấp các dịch vụ thiết yếu; đám tang, đám cưới; địa điểm tham quan, du lịch, vui chơi, giải trí; khu tâm linh...

UBND cấp huyện, cấp xã chỉ đạo quyết liệt việc khai báo y tế điện tử và quét mã QR để kiểm soát thông tin người ra, vào đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở, địa điểm trên địa bàn; có giải pháp hướng dẫn, nhắc nhở, yêu cầu người dân khi ra vào cơ quan, tổ chức, công sở, các địa điểm công cộng cần thực hiện quét mã QR.

Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tăng cường tuyên truyền, yêu cầu tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp triển khai quét mã QR để quản lý thông tin người vào, ra; yêu cầu triệt để toàn thể cán bộ, công nhân viên và người lao động của doanh nghiệp tuân thủ thực hiện.

Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ đạo các cơ sở giáo dục đào tạo, cơ sở dạy nghề, trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh triển khai quét mã QR để quản lý thông tin người vào, ra.

Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các doanh nghiệp vận tải hoạt động trên địa bàn thực hiện nghiêm việc quét mã QR để quản lý thông tin người ra, vào tại các bến tàu xe, các phương tiện giao thông vận tải công cộng.

Sở Y tế chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở y tế triệt để triển khai việc quét mã QR để quản lý thông tin người ra, vào. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị có liên quan sử dụng triệt để hệ thống công nghệ do Trung tâm công nghệ phòng, chống Covid-19 quốc gia cung cấp để phục vụ trong quản lý, truy vết, tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.

Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường công tác phối hợp chỉ đạo, định hướng, hướng dẫn, cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin, báo chí hoạt động trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là Đài Phát thanh cấp huyện, cấp xã triển khai các biện pháp tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên. Phối hợp với Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các đơn vị liên quan của Bộ Y tế sử dụng các hệ thống công nghệ do Trung tâm Công nghệ phòng, chống COVID-19 quốc gia cung cấp phục vụ công tác quản lý và truy vết.

Liên đoàn Lao động tỉnh, các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội, các tổ chức Hội phát động phong trào, cử thành viên hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cơ sở, địa điểm trên địa bàn thực hiện việc quét mã QR để quản lý thông tin người ra, vào.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị khẩn trương tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả triển khai và báo cáo về UBND tỉnh trước 15 giờ 00 phút hàng ngày qua hộp thư bluezone

Bài viết liên quan