CỬA KHẨU QUỐC TẾ LÀO CAI

Share:
*
*

Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai có nhiều lợi thế đặc biệt, với cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Trung Quốc) nằm trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cửa ngõ quan trọng trung chuyển hàng hóa giữa các nước ASEAN qua cảng biển Việt Nam tới các tỉnh miền Tây Nam của Trung Quốc. Hơn thế nữa, Lào Cai luôn duy trì mối quan hệ ngoại giao, láng giềng hữu nghị giữa 2 bên biên giới, giữ vai trò đầu mối tin cậy, thúc đẩy hợp tác kinh tế, du lịch, thương mại và công nghiệp.

Bạn đang đọc: Cửa khẩu quốc tế lào cai

Xác định lợi thế khi phát triển Khu KTCK trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương, Lào Cai luôn đặt mục tiêu “lấy kinh tế thương mại qua các cửa khẩu biên giới làm nòng cốt, xây dựng môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp 2 bên, đưa kinh tế cửa khẩu thực sự là mũi nhọn, là động lực để phát triển kinh tế địa phương…". Tỉnh đã xây dựng "Ðề án phát triển kinh tế cửa khẩu" giai đoạn 2001 - 2020, trọng tâm là phát triển hoàn chỉnh, đồng bộ hạ tầng; áp dụng cơ chế quản lý vận hành khoa học, tiên tiến; có chính sách thu hút đầu tư và cung cấp các dịch vụ công hiệu quả.

Từ diện tích ban đầu được phê duyệt là 6.513,8 ha, đến nay, sau điều chỉnh, Khu KTCK Lào Cai có tổng diện tích gần 15.930 ha với các phân khu chức năng: Khu Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai (khu vực hoạt động xuất - nhập cảnh, xuất - nhập khẩu, thương mại, du lịch và dịch vụ) với 3 cặp cửa khẩu: Cửa khẩu Quốc tế đường sắt Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Trung Quốc); Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số 1 Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Trung Quốc) được nối liền bởi cầu Hồ Kiều II qua sông Nậm Thi; Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành - Bắc Sơn thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Trung Quốc) được nối liền bởi cầu Kim Thành… và một số khu vực phụ cận thuộc thành phố Lào Cai, các huyện: Bát Xát, Bảo Thắng, Mường Khương.

*

Theo thống kê của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, giai đoạn 2001 - 2020, tỉnh đã lồng ghép các nguồn vốn đầu tư hơn 2.600 tỷ đồng cho phát triển hạ tầng tại khu KTCK, phục vụ tốt hơn nhu cầu xuất - nhập khẩu, xuất - nhập cảnh qua cửa khẩu Lào Cai, trở thành động lực chủ yếu cho phát triển KTCK.

Xem thêm: Áo Thun Nam Cổ Tim Body " Giá Tốt Tháng 9, 2021, Áo Thun Cổ Tim Nam Giá Tốt Tháng 9, 2021

Trải qua 20 năm, Khu KTCK Lào Cai ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong vị thế “cầu nối” của Lào Cai trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là cửa ngõ thông thương của các tỉnh miền Bắc Việt Nam với vùng Tây Nam Trung Quốc. Nhìn lại giai đoạn 2001 - 2020, giá trị hàng hóa xuất - nhập khẩu tăng bình quân trên 15%/năm. Năm 2001, tổng giá trị hàng hóa xuất - nhập khẩu qua các cửa khẩu Lào Cai chỉ đạt con số “khiêm tốn” (210 triệu USD), đến năm 2011, Lào Cai trở thành cửa khẩu “tỷ đô” (đạt trên 1,66 tỷ USD), tăng 7,9 lần so với năm 2001. Đến năm 2020, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động xuất - nhập khẩu vẫn thu hút được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp, nhờ đó tổng giá trị hàng hóa xuất - nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai vẫn đạt 3,23 tỷ USD, tăng 15,38 lần so với năm đầu tiên đi vào hoạt động. Cùng với đó, hoạt động xuất - nhập cảnh cũng ngày càng sôi động, giai đoạn 2001 - 2020, mỗi năm có gần 1,5 triệu lượt người qua cửa khẩu Lào Cai, góp phần quan trọng cho hoạt động du lịch của địa phương.

Kết quả quan trọng nhất là số thu ngân sách trên địa bàn Khu KTCK giai đoạn 2001 - 2010 đạt bình quân hơn 350 tỷ đồng/năm; Lào Cai đã gia nhập câu lạc bộ các tỉnh có số thu ngân sách qua cửa khẩu trên 1.000 tỷ đồng/năm vào năm 2011 (đạt 1.266 tỷ đồng). Giai đoạn 2011 - 2021, thu ngân sách qua các cửa khẩu đạt trên 1.900 tỷ đồng/năm; tổng thu nộp ngân sách qua cửa khẩu trên địa bàn tỉnh chiếm gần 30% thu ngân sách trên địa bàn tỉnh.

Ông Hà Đức Thuận, Phó Trưởng Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh đánh giá, trong những năm qua, thu hút đầu tư cũng đạt kết quả rất khả quan. Tính đến cuối năm 2021, trong Khu KTCK đã có 240 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 16 nghìn tỷ đồng. Trong đó có những dự án lớn như Nhà máy Luyện đồng Bản Qua, công suất 20 nghìn tấn/năm với tổng vốn đầu tư 3,9 nghìn tỷ đồng; các dự án logistics, kho bãi hàng hóa tại cửa khẩu quốc tế có tổng vốn đầu tư 320 tỷ đồng... Hiện nay, thường xuyên có gần 600 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập - khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, góp phần đẩy mạnh giao lưu kinh tế qua biên giới và tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân vùng biên giới. Khu KTCK Lào Cai trở thành "hạt nhân kinh tế" của vùng Tây Bắc.

Trong những năm tiếp theo, với xu thế phát triển mới, với lợi thế đặc biệt vốn có, Lào Cai đã chủ động xây dựng chiến lược phát triển Khu KTCK theo quy hoạch đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu chung là phát triển Khu KTCK của tỉnh là vùng kinh tế động lực chủ đạo của địa phương và là 1 trong 8 khu KTCK trọng điểm của quốc gia.

*

Trong giai đoạn mới, hoạt động của Khu KTCK Lào Cai không đơn thuần là cầu nối mà với thế và lực mới, tỉnh Lào Cai đã và đang tiếp tục ưu tiên phát triển Khu KTCK theo hướng đề cao thương mại, dịch vụ để cùng với cao tốc Nội Bài - Lào Cai là trục kết nối và Cảng Hàng không Sa Pa là lực đẩy phát triển "đưa Lào Cai trở thành cực tăng trưởng, trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc”, xứng với vai trò khu kinh tế động lực chủ đạo, đầu tàu kinh tế của vùng Tây Bắc.

Bài viết liên quan