HIỆN TƯỢNG CHẢY MÁU CAM Ở NGƯỜI LỚN

Share:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Hữu Thắng - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế thegioinghiduong.com Hạ Long


Chảy máu cam hay còn gọi là hiện tượng chảy máu mũi. Đây là tình trạng xuất huyết ở đường mũi do các niêm mạc mũi bị tổn thương.

Bạn đang đọc: Hiện tượng chảy máu cam ở người lớn


Chảy máu mũi (chảy máu cam) được phân thành 2 loại: chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau.

Chảy máu mũi trước:

Hiện tượng chảy máu mũi trước chiếm tới gần 90% các trường hợp bị chảy máu cam. Vị trí máu chảy là vách ngăn lỗ mũi, khu vực này chứa nhiều mạch nhỏ rất dễ vỡ khi xì mũi hay gặp chấn thương cục bộ như ngoáy mũi, day mũi hay tay bạn vô tình làm xước. Chảy máu xuất phát từ phía trước mũi.

Chảy máu mũi trước là tình trạng phổ biến ở những vùng khí hậu hanh hoặc có môi trường khô như dùng lò sưởi hay máy điều hòa trong thời gian dài. Niêm mạc khô khiến vách ngăn mũi có vảy, nứt nẻ và chảy máu.

Tình trạng chảy máu mũi trước thường xảy ra một bên mũi và chủ yếu chảy ra phía trước. Tình trạng này kéo dài và khối lượng máu chảy không nhiều. Sau khi áp dụng các biện pháp sơ cứu thì máu ngừng chảy.

Chảy máu mũi sau:

Khoảng 10% mắc tình trạng chảy máu mũi sau, thường liên quan tới các mạch máu ở cao hơn và sâu hơn của mũi. Chảy máu mũi sau nguy hiểm hơn và khó kiểm soát hơn tình trạng chảy máu mũi trước. Thường gặp ở người cao tuổi, những người bị huyết áp cao hay gặp chấn thương vùng mũi mặt.

Chảy máu sau mũi thường xảy ra ở cả hai bên mũi, máu chảy ra phía sau và đi xuống họng. Chảy máu nhiều và có thể khiến cho người bệnh rơi vào trạng thái nguy kịch. Có thể kiểm soát tình trạng bằng cách nhét bấc mũi hoặc thắt mạch máu.

Xem thêm: Xem Các Kiểu Tóc Mái Xéo Đẹp Đơn Giản Tại Nhà, Tổng Hợp 12 Kiểu Tóc Mái Nữ Đẹp Thời Thượng

Trong một vài trường hợp, rất khó để nhận biết chảy máu mũi trước hay sau. Cả hai đều có thể khiến cho máu chảy về phía sau cổ họng nếu bạn nằm ngửa, nhưng tình trạng chảy máu mũi sau nghiêm trọng hơn nhiều. Bạn cần phải đến cơ sở y tế để được giúp đỡ kịp thời.


2. Nguyên nhân gây chảy máu cam


Tình trạng chảy máu cam xuất hiện khi các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ và chảy máu. Hiện tượng này xảy ra nhiều nhất ở trẻ từ 2-10 tuổi. Phần lớn các trường hợp chảy máu cam không xác định được nguyên nhân rõ ràng.


Chảy máu cam
Chảy máu cam xảy ra nhiều nhất ở trẻ từ 2-10 tuổi

Nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu cam hầu hết là tự phát và xảy ra bất ngờ. Nếu bạn bị chảy máu cam nhiều thì có thể là do một số nguyên nhân sau:

Khí hậu khô hoặc không khí khô, nóng khiến mũi bạn khô làm mạch máu trở nên nhạy cảm và có thể bị vỡNgoáy mũiDay mũi hoặc chà xát quá mạnhCác chất kích thích hóa học như amoniacSử dụng cocaineSử dụng aspirinXì mũi liên tục và quá mạnhTrẻ bị nhét dị vật vào mũi, chẳng hạn như hạt cườm, viên bi...Do chấn thương ở mũiDo dị ứng hoặc thuốc dị ứng có thể làm khô mũiRặn mạnh khi đi đại tiện, bị táo bónPhải thở oxy qua ống thông mũiSử dụng một số loại thuốc như thuốc chống viêm, thuốc xịtBị chấn thương đầu, gãy xương mũi, vỡ nền sọMột số loại thuốc làm loãng máu Các khối u cũng có thể khiến bạn bị chảy máu cam.
Cảm lạnh
Cảm lạnh, xì mũi liên tục và quá mạnh có thể khiến phụ nữ bị chảy máu cam

Một số nguyên nhân khác ít gặp hơn của chảy máu cam như: Sử dụng đồ uống có cồn; Giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP); Di truyền xuất huyết telangiectasia; Bệnh bạch cầu; Khối u mũi; Polyp mũi; Phẫu thuật mũi; Thai kỳ...

Chảy máu cam không phải là triệu chứng hay kết quả của huyết áp cao. Tuy nhiên tình trạng huyết áp cao nghiêm trọng có thể khiến tình trạng chảy máu cam của bạn trở nên tồi tệ hoặc kéo dài hơn.

Bạn có thể bị chảy máu cam do rối loạn chảy máu nhưng hiếm khi xảy ra tình trạng này. Nếu tình trạng chảy máu cam của bạn không dừng lại hoặc bạn bị chảy máu nhiều từ nướu răng, bạn nên đi gặp bác sĩ để được kiểm tra. Rối loạn chảy máu có thể khiến bạn gặp nguy hiểm vì tiểu cầu trong máu của bạn bị thiếu hoặc không hoạt động.

Một nguyên nhân khác hiếm gặp có thể khiến bạn bị chảy máu cam đó là do khối u trong mũi hoặc xoang. Các khối u này có thể không phải là u ác, chúng chỉ là u lành tính. Chỉ có khoảng 2.000 trường hợp khối u ung thư ở mũi hoặc xoang được chẩn đoán mỗi năm.

Trong một số trường hợp, chảy máu cam có thể do gen di truyền trong gia đình. Một tình trạng hiếm gặp có tên là di truyền xuất huyết telangiectasia (HHT) ảnh hưởng đến các mạch máu. Triệu chứng chính là chảy máu cam lặp đi lặp lại và trở nên nặng hơn theo thời gian. Nếu bạn bị HHT, bạn có thể thức dậy vào đêm và nhận ra rằng chiếc gối của bạn bị ướt đẫm máu, bạn có thể xuất hiện những đốm đỏ trên mặt hoặc trên tay. Nếu bố hoặc mẹ hoặc cả bố mẹ bạn đều gặp tình trạng này đồng thời bạn cũng đang bị chảy máu cam thì bạn nên đến cơ sở y tế sớm nhất để được kiểm tra và cải thiện tình trạng này.


Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền Mythegioinghiduong.com để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bài viết liên quan