Hình phạt nổi tiếng nhất: nữ coi là sỉ nhục còn nam thì lại thích

Share:
(PLVN) -Trong xã hội phong kiến, khi người phụ nữ phải gắn với sứ mệnh “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” thì việc người đàn bà tư thông với người đàn ông khác sẽ bị lên án gay gắt và phải chịu những hình phạt dã man.

Bạn đang đọc: Hình phạt nổi tiếng nhất: nữ coi là sỉ nhục còn nam thì lại thích


*
Hình phạt ép ngón tay tàn khốc dùng để trừng phạt người phụ nữ ngoại tình.

Thời nào thì hành vi ngoại tình cũng đáng bị lên án. Tuy nhiên, trong xã hội phong kiến thì ngoại tình được coi là tội nặng đối với người đàn bà. Trong xã hội xưa, người đàn bà có tư thông với người đàn ông khác sẽ phải chịu những hình án vô cùng khắc nghiệt. Đánh bằng roi gân bò là một hình phạt đau đớn với phụ nữ bị kết tội lẳng lơ một thời.

Ép ngón tay là một hình phạt rất tàn khốc, chuyên dùng để tra tấn phụ nữ Trung Quốc thời xưa. Nó được sử dụng phổ biến đời Đường, Tống, Minh, Thanh. Người phụ nữ khi bị phát hiện “ngoại tình” sẽ bị đeo gông vào ngón tay, sau đó sẽ có 2 người ở hai bên kéo căng sợi dây ra để ngón tay bị chèn ép. Quá đau đớn do xương bị vỡ, tội nhân sẽ ngất lên ngất xuống và bị té nước lạnh cho tỉnh lại. Hình phạt này vô cùng đau đớn, phạm nhân khi bị dùng hình thức tra tấn này thường la hét vì không chịu được nỗi đau xương cốt bị vỡ.

Trượng hình cũng là một trong những hình thức tra tấn phụ nữ đời Tùy, Đường. Đời Tống, Minh, Thanh. Người phụ nữ khi bị phát hiện sẽ bị lột hết quần áo và bị đánh. Hình thức tra tấn này không chỉ làm người phụ nữ đau đớn về thể xác mà còn bị làm nhục, bôi nhọ.

Xem thêm:

Nhưng ghê rợn và đau đớn nhất phải kể đến hình phạt “mộc lư” Khi bị kết tội ngoại tình, người phụ nữ bị lột hết áo quần rồi trói trên dụng cụ có hình yên ngựa này và đi diễu trên phố. Dương vật bằng gỗ trên yên ngựa sẽ cắm qua âm đạo cho đến tử cung. Khi ngựa chạy, dương vật gỗ sẽ va đập mạnh trong âm hộ khiến người phụ nữ phạm tội bị chảy máu, đau đớn và kêu la thảm thiết. Nếu không chết, người đó cũng bị tàn tật suốt đời.

Trong lịch sử Việt Nam cũng đã có nhiều vụ tư thông gian dâm nổi tiếng được sử sách ghi lại. Vụ án đầu tiên về quan hệ trai gái bất chính được chính sử ghi nhận thời Lê sơ là vào năm Ất Mão (1435) đời Vua Lê Thái Tông: “Người đàn bà ở xã Thương Xá, lộ Quốc Oai (nay thuộc Hà Nội - người dẫn chú) là Nguyễn Thị Ngọc đã có 8 con với chồng.


Chồng bị bệnh hủi, Nguyễn Thị Ngọc không cứu chữa nuôi nấng mà còn lấy trộm tài sản của chồng, tư thông với khố giám là Nguyễn Chiếm để mưu lấy chồng khác” (trích Đại Việt sử ký toàn thư). Hai năm sau, chính sử tiếp tục ghi nhận một trường hợp nặng hơn khi con rể thông dâm với mẹ vợ: “Năm Đinh Tỵ (1437) tháng 8, Hàn lâm viện đãi chế Vũ Văn Phỉ thông dâm với mẹ vợ là Nguyễn Thị, chuyện bị phát giác” (theo Đại Việt sử ký toàn thư).

Với tội này, áp dụng chương Thông gian (ngoại tình có đi lại với nhau) trong Quốc triều hình luật, tội của viên quan Vũ Văn Phỉ ứng với điều 1: “Gian dâm với vợ người khác thì xử tội lưu hay tội chết” và điều 5: “Thông gian với vợ người thì bị xử phạt 60 trượng, biếm hai tư, bắt nộp tiền nhiều ít theo bậc cao thấp của người đàn bà, nếu sang hèn cách xa thì lại xử khác”, lại ứng với “lệnh cấm đàn bà phản bội chồng, đàn ông gian dâm với vợ người khác” trong Thiên Nam dư hạ tập: “Gian dâm với vợ người thì xử lưu hoặc tử hình”. Nhưng cụ thể và rõ ràng nhất thì tội của Phỉ được áp vào điều 11 của Hồng Đức thiện chính thư: “Con rể thông dâm với mẹ vợ là việc đồi bại, làm tổn hại đến luân thường đạo lý, theo luật phải xử chém”.

Tổng hợp lại những quy định ấy, tội của Vũ Văn Phỉ sau đó được tuyên là “phải xử tội chém”. Tuy nhiên, chính sử cho hay, Vũ Văn Phỉ “xin được chuộc tội, cuối cùng bị đày ra châu xa”.

Điều đó cho thấy rằng, trong xã hội xưa tiết hạnh của người phụ nữ rất được coi trọng, những việc trái với đạo lý vợ chồng đều bị xã hội lên án và có những hình thức xử phạt khắt khe.

Bài viết liên quan