Viện Cây Ăn Quả Miền Nam

Share:
*

You may be trying to access this site from a secured browser on the server. Please enable scripts and reload this page.

Bạn đang đọc: Viện cây ăn quả miền nam


*

*

*

*

Ngày 21/12, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác đã đến thăm và làm việc với Viện Cây ăn quả miền Nam (tại xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) về việc sản xuất, lai tạo, phục tráng giống cây ăn quả, hoa màu phục vụ sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL.


Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thăm và làm việc tại Viện Cây ăn quả Miền Nam sáng 21/12. Ảnh: nongnghiep.vn

Tham quan phòng thí nghiệm và nhà lưới, vườn lai tạo, sản xuất giống cây ăn quả, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao Viện Cây ăn quả miền Nam đã tuyển chọn và lai tạo giống cây ăn quả, rau và hoa. Tính đến năm 2020, Viện Cây ăn quả miền Nam đã lai tạo và được công nhận 20 giống cây trồng mới, bằng kỹ thuật lai tạo và xử lí đột biến; tuyển chọn và công nhận 07 giống cây địa phương; nghiên cứu, phục tráng các giống cây ăn quả đặc sản, bản địa để nâng cao năng suất và chất lượng; tuyển chọn và lai tạo thành công 36 dòng/giống gốc ghép chịu hạn, chịu mặn, chịu phèn. Ngoài ra, Viện Cây ăn quả miền Nam đã nghiên cứu, xây dựng trên 50 quy trình công nghệ trong sản xuất giống, canh tác, quản lí dịch hại tổng hợp trên cây ăn quả; phát triển nhiều sản phẩm công nghệ tiêu biểu phục vụ sản xuất cây ăn quả; Sản xuất và cung ứng hàng trăm nghìn cây giống tốt, sạch bệnh cho nông dân các tỉnh vùng ĐBSCL.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao sự đóng góp hiệu quả của Viện Cây ăn quả Miền Nam, trong việc góp phần phát triển 360 nghìn ha cây ăn quả của vùng ĐBSCL, chiếm 36% diện tích của cả nước.

Xem thêm: Bà Bầu Có Nên Uống Trà Xanh Không Độ Khi Mang Thai, Nên Chú Ý Gì đÁ»ƒ Cæ¡ Thể KhỏE MạNh

Viện Cây quả Miền Nam là một trong những đơn vị có vai trò quan trọng trong khu vực và cả nước để góp phần phát triển ngành trái cây.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng lưu ý cán bộ, viên chức Viện Cây ăn quả Miền Nam thời gian tới, cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, áp dụng và đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cây ăn quả, lai tạo ra nhiều giống cây trồng, hoa màu theo nhu cầu của người dân và hướng xuất khẩu; Tổ chức các hội thi trái cây, cây giống chất lượng cao của khu vực và phát huy tiềm năng, vị trí và nguồn nhân lực của Viện, xứng tầm là chỗ dựa của nhà vườn khu vực phía Nam. 

Cùng ngày, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường và Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cùng với lãnh đạo Viện cây ăn quả Miền Nam và ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang đến thăm vườn sầu riêng ở huyện Cai Lậy, nhằm kiểm tra công tác phục hồi sau hạn, mặn năm 2019-2020.

Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh Tiền Giang có gần 5.500 hecta sầu riêng bị ảnh hưởng hạn và xâm nhập mặn. Ngay sau khi hạn mặn đi qua, tỉnh đã phối hợp với các nhà khoa học, cơ quan chuyên môn trung ương và địa phương đánh giá, xác định nguyên nhân làm cho sầu riêng chết. Trên cơ sở đó, tỉnh Tiền Giang đã tổ chức các cuộc tập huấn hướng dẫn nông dân phục hồi vườn cây sau hạn mặn, theo quy trình 5 bước của Viện cây ăn quả miền Nam.

Kết quả, đến thời điểm này, các vườn cây bị ảnh hưởng dưới 30% đã phục hồi hoàn toàn. Các vườn cây bị ảnh hưởng từ 30 đến 70% thì bộ lá mới đã phát triển tương đối tốt, nông dân đang tiếp tục chăm sóc tích cực. Ngoài ra, nông dân đã trồng mới được 2.639 hecta, chiếm 75% diện tích đã chết. Từ thực trạng này, trong mùa khô 2020-2021, tỉnh Tiền Giang kiến nghị NN&PTNT đầu tư các công trình ngăn mặn dọc đường tỉnh 864, hỗ trợ thực hiện các công trình trữ ngọt đầu nguồn, xây dựng trạm bơm để dẫn nước ngọt từ Đồng Tháp về, có chính sách hỗ trợ riêng cho vùng sầu riêng bị thiệt hại do hạn, mặn,…

Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao công tác ứng phó với hạn, mặn của tỉnh Tiền Giang, nhất là phương án cấp nước miễn phí cứu sầu riêng và tập trung xử lý, khôi phục cây sau hạn, mặn. Nhờ vậy, tỷ lệ sầu riêng bị thiệt hại thấp hơn các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cũng lưu ý trong mùa khô 2020-2021, tỉnh cần nâng cao công tác dự báo thiên tai, lập các kế hoạch, phương án ứng phó với hạn, mặn phù hợp với tình hình thực tế, nâng cao ý thức người nông dân về sản xuất nông nghiệp thích ứng với hạn, mặn.

Bài viết liên quan