TÂN QUÝ PHI TÚY TỬU

Share:

Mỹ nhân trong ca khúc của Lý Ngọc mang vẻ đẹp cổ đại huyễn ảo và đầy bi thương, tinh xảo như món ngọc quý thời xưa, và chính vẻ sầu vương mông lung ấy càng làm tăng thêm vẻ đẹp của họ. Mộng đẹp dễ tan, phải chăng cái gì mong manh đều khiến người ta càng thêm lưu luyến?

Mỹ nhân tự cổ như danh tướng, Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.

Bạn đang đọc: Tân quý phi túy tửu

(Người đẹp từ xưa như tướng giỏi, chẳng để người ta thấy bạc đầu. Ý muốn nói mỹ nhân thường yểu mệnh) 

Những bài hát của Lý Ngọc Cương, có lẽ do chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi nguồn gốc là nghệ sĩ kinh kịch của anh, đều thấm đẫm vẻ đẹp của thơ, họa, và mỹ nhân. Đặc biệt là mỹ nhân. Đó có thể là nàng quý phi họ Dương với tấn bi kịch của triều Đường hoa lệ trong “Bài hát mới về quý phi say rượu” (“Tân Quý phi túy tửu”), hay vẻ đẹp lộng lẫy mà tinh tế của mỹ nhân trong Kinh Kịch và của chính bản thân Kinh Kịch trong “Sắc nước hương trời”, hay điệu múa mê hồn của nàng vũ nữ Trường An trong “Câu chuyện Trường An” huyền ảo như một áng văn liêu trai.

Tự cổ hồng nhan thường bạc mệnh.

Nhưng vẻ đẹp cùng với số phận bi thương của nàng khiến cho người ta nuối tiếc, càng khiến cho người ta lưu luyến không quên.

Bài hát mới về quý phi say rượu (新贵妃醉酒 Tân Quý phi túy tửu)

Câu chuyện tình yêu bi thương của Đường Minh Hoàng và Dương Quý phi, Dương Ngọc Hoàn – một trong số tứ đại mỹ nhân của Trung Hoa, đã được bài hát này thể hiện từ góc nhìn của hồng nhan bạc mệnh này. Trung Quốc thời Đường, vua Đường Minh Hoàng (cũng chính là Đường Huyền Tông) rất mực sủng ái Dương Quý phi, vì mỹ nhân không tiếc hao tốn tiền của và sức dân, chỉ riêng mỗi lần nàng đến hồ Hoa Thanh tắm suối nước nóng đã lãng phí không ít ngân khố. Sau này, đế vương càng ngày càng sa vào hưởng lạc, bỏ bê chính sự, dẫn đến nội loạn, Đường Minh Hoàng và Dương Quý phi phải bỏ kinh thành chạy vào đất Thục (Tứ Xuyên ngày nay). Đường đi gian khổ, lương thực đã hết, mà Dương Quý phi và họ hàng của nàng vẫn sung sướng no đủ, khiến quân sĩ không phục, nổi lên chống lại, ép Đường Minh Hoàng phải xử tử Quý phi. (Câu chuyện này còn được hậu thế thêm một đoạn trùng phùng hư cấu trên cung trăng vào ngày rằm tháng tám nữa, và đây trở thành một trong những truyền thuyết nổi tiếng về Trung Thu)

Truyền thống từ xưa tới nay vẫn vậy, sự suy sụp của một vương triều thường được đổ lỗi cho một vài cá nhân, và còn thường xuyên hơn nữa là một người con gái nghiêng nước nghiêng thành. Thế nhưng, ai đúng ai sai, liệu ta có thể nói cho rõ được hay không?

Câu hỏi này, vĩnh viễn khó mà có được câu trả lời.


《新贵妃醉酒》 “Bài hát mới về quý phi say rượu”

那一年的雪花飘落梅花开枝头那一年的华清池旁留下太多愁不要说谁是谁非感情错与对只想梦里与你一起再醉一回

Năm đó hoa tuyết tung bay, đầu cành mai nởNăm đó bên bờ Hoa Thanh, còn vương lại quá nhiều sầuChớ bảo ai nên ai không, tình là đúng hay saiChỉ nguyện trong giấc mộng, được cùng người say thêm lần nữa

金雀钗玉搔头是你给我的礼物霓裳羽衣曲几番轮回为你歌舞剑门关是你对我深深的思念马嵬坡下愿为真爱魂断红颜

Thoa vàng trâm ngọc là món quà người dành tặng taLuân hồi vài bận, điệu nghê thường vì người mà ca múaẢi Kiếm Môn, là nỗi nhớ của người đối với taGò Mã Ngôi, ta vì tình, hồng nhan hồn đoạn*

*Gò Mã Ngôi ở ải Kiếm Môn, tương truyền là nơi Dương Quý phi mất.

Xem thêm: Sau 12 Năm, Cuộc Sống Của Văn Quyến Giờ Ra Sao? Cựu Thần Đồng Phạm Văn Quyến Bây Giờ Ra Sao

爱恨就在一瞬间举杯对月情似天爱恨两茫茫问君何时恋

Yêu hận chỉ trong thoáng chốcNâng chén hướng về trăng, tình man mácYêu hận đều quá mờ mịtMuốn hỏi người liệu từng động chân tình

菊花台倒影明月谁知吾爱心中寒醉在君王怀梦回大唐爱

Đài hoa cúc in bóng trăng sángNào ai biết sự lạnh lẽo trong tim taSay trong vòng tay ngườiMơ về tình yêu nơi Đại Đường

Sắc nước hương trời (国色天香 Quốc sắc thiên hương)

Đây là một bài hát ngợi ca vẻ đẹp của nghệ thuật Kinh Kịch. Trong bài có sự kết hợp giữa giọng hát của Lý Ngọc Cương, mang vẻ đẹp truyền thống, với giọng rap tiếng Anh hiện đại của một rapper người Mỹ (phần rap tiếng Anh ở đây không dịch). Từ lời ca, chúng ta có thể nhìn thấy hai vẻ đẹp của Kinh Kịch Trung Quốc, mỹ nhân soi gương điểm trang, anh hùng mặc giáp ra trận, một phong lưu kiều diễm, một hào hùng chấn động, trong khoảnh khắc bước ra từ vở kịch năm nào. Đó là vẻ đẹp xưa cũ của một môn nghệ thuật truyền thống, đã bị lãng quên bởi quá nhiều người, nhưng cho tới tận ngày nay, trong lòng người hát, vẫn là “sắc nước hương trời”.


《国色天香》 “Sắc nước hương trời”

月初升伶人上妆我描眉凤冠配霓裳水袖轻舞长歌似酒香长歌似酒香长歌似酒香

Trăng vừa lênKép hát điểm trangTa vẽ màyMũ phượng với áo nghê thường*Tay áo nhẹ nhàng bay múaKhúc ca như hương rượuKhúc ca như hương rượu

áo nghê thường*: áo lông chim bảy màu giống như cầu vồng (nghê: cầu vồng, thường: áo váy). Nghe đồn đây là chiếc áo các nàng tiên mặc, khi Đường Minh Hoàng lên cung trăng nhìn thấy, về lệnh cho các cung nữ mặc áo này rồi múa hát, gọi là điệu “Nghê thường vũ y” (áo lông chim bảy màu).

夜未央 胡琴声扬弦温热 人聚月倚墙一阕曲弹出多少真相国色天香


Đêm chưa tàn, tiếng đàn hồ réo rắtDây còn ấm, người tụ hội, trăng tựa bên tườngMột khúc hát liệu nói được bao nhiêu hư thựcSắc nước hương trời…

满堂红


名角登场我整装 铠甲配银枪十八般武艺威风亮相云漫天搏风击浪战鼓擂喊声天响刀光剑影里荡气回肠

Đỏ rực phòngVai diễn nổi tiếng lên sân khấuTa khoác áo giáp với cây giáo bạcMười tám ban võ nghệXuất hiện đầy uy phongMây đầy trời, đánh tan sóng gióTrống trận nổi, tiếng thét vang trờiTrong bóng đao ánh kiếmChấn động lòng người

情不知所起一往而深牡丹亭 


“Đình mẫu đơn”**: (âm Hán Việt: Mẫu Đơn đình) một vở hát cổ của Trung Quốc, tác giả là Thang Hiển Tổ (đời Minh), kể về chuyện tình ma-người giữa một thư sinh và một tiểu thư bạc mệnh mất sớm, gửi hồn trong bức chân dung. “Tình không rõ từ đâu, sớm đã quá sâu nặng” được lấy từ lời đề tựa của vở kịch này.

他们说落幕就是散场


我却忍不住一直思量他们说旧戏文已泛黄我却当作是国色天香我却当作是国色天香

…Người ta nói, rèm hạ là kịch hết người điTa lại không đừng được nghĩ suyNgười ta nói, vở kịch cũ đã quá lỗi thờiTa lại xem đó mới là sắc nước hương trờiTa lại xem đó mới là sắc nước hương trời.


Câu chuyện Trường An (长安故事 Trường An cố sự)

Trường An, Trường An!Trường An là kinh đô của Trung Quốc ở thời nhà Đường, thời đại phù hoa diễm lệ bậc nhất trong lịch sử của đất nước này. Rất nhiều ca khúc đã nhắc đến địa danh này giống như một thế giới huy hoàng đầy mộng ảo, ca khúc “Câu chuyện Trường An” của Lý Ngọc Cương cũng vậy. Trong ca khúc này, ta như thấy lại một câu chuyện tình năm nào trên đất Trường An, có thể là một nàng vũ nữ vô danh, cũng có thể chính là Dương Quý phi trong truyền thuyết, tại mảnh đất phồn hoa mỹ lệ ấy, có hoa lê nở, có đậu tương tư, nàng vì ai mà ca múa, vì ai mà dốc trọn ba kiếp duyên tình…?


伊从何处来尘烟落满怀弄舞胡旋醉弄歌羽衣来玉簪为谁戴霓裳为谁裁曾回首陌上来时花正开

Nàng từ đâu mà tới, khói bụi vương đầyMúa điệu múa Hồ, khoác áo lông vũTrâm ngọc vì ai mà cài, áo nghê thường vì ai mà mặcTừng ngoái đầu nhìn trên đường hoa nở

伊从长安来寻梦已千载繁花落尽处心未惹尘埃花容为谁改芳名等谁猜流年过一曲绕梁成天籁

Nàng từ Trường An tới, tìm mộng đã ngàn nămNơi phồn hoa tàn lụi, trái tim chưa từng vướng bụi trầnDung mạo vì ai mà thay đổi, tên nàng đợi ai tới đoánNăm tháng đi qua, một khúc dư âm thành tiếng nhạc trời

只道痴心不改转眼花已成海施粉黛长安倾尽三世爱

Chỉ nói rằng lòng si không đổi, chớp mắt hoa đã thành bể sâuThoa phấn kẻ mày, chốn Trường An dốc hết tình ba kiếp

看我水袖轻舞舞出风华绝代阑珊处一世梨花满头开

Xem tay áo thiếp nhẹ múa, dáng vẻ mỹ lệ tuyệt trầnNơi lửa đèn tàn lụi, trên đầu ai hoa lê nở trọn kiếp này

伊从长安来寻梦已千载繁花落尽处心未惹尘埃

Nàng từ Trường An tới, tìm mộng đã ngàn nămNơi phồn hoa tàn lụi, trái tim chưa từng vướng bụi trần

花容为谁改芳名等谁猜流年过一曲绕梁成天籁

Dung mạo vì ai mà thay đổi, tên nàng đợi ai tới đoánNăm tháng đi qua, một khúc dư âm thành tiếng nhạc trời

只道痴心不改转眼花已成海施粉黛长安倾尽三世爱

Chỉ nói rằng lòng si không đổi, chớp mắt hoa đã thành bể sâuThoa phấn kẻ mày, chốn Trường An dốc hết tình ba kiếp

看我水袖轻舞舞出风华绝代阑珊处一世梨花满头开

Xem tay áo thiếp nhẹ múa, dáng vẻ mỹ lệ tuyệt trầnNơi lửa đèn tàn lụi, trên đầu ai hoa lê nở trọn kiếp này

那年梨花依旧相思不及采摘可释怀经年旧梦今仍在

Năm ấy hoa lê như cũ, đậu tương tư* không ai kịp háiCó buông bỏ được không, mộng cũ bao năm giờ vẫn tại

đậu tương tư*: còn gọi là hồng đậu, một loài thực vật thân gỗ, quả hình tròn, màu đỏ rực, vỏ cứng, thường được hái làm đồ trang sức, tương truyền là nước mắt của người yêu nhau không gặp được nhau, khóc ra máu, rơi xuống mà thành. Tục xưa lấy hồng đậu làm vật biểu tượng cho “tương tư”.

总有千般风情却万般无奈多少泪生死谁慧眼看开

Luôn như thế, phong tình để lại biết bao tiếc nuốiBao nhiêu lệ, ai có thể nhìn cho thấu tử sinh

Bài viết liên quan