Cách Tra Từ Điển Hán Việt

Share:
*

1- Từ điển Hán Việt

Từ điển Hán Việt giúp bạn học tiếng Trung tốt hơn – một trong những cuốn sách học tiếng trung mà không ai không có. Tại sao học từ điển Hán Việt tốt hơn Từ điển điện tử? Vì khi bạn tra xong 1 từ bạn sẽ nhớ luôn từ đó mà không cần luyện viết nhiều. Một lời khuyên cô giáo dành riêng cho các bạn học tiếng Trung là nên dùng từ điển giấy. Nếu bạn là người thường xuyên học tiếng Trung qua từ điển giấy sẽ góp phần rất lớn trong việc nhớ từ và nhớ mặt chữ tiếng Trung.

Bạn đang đọc: Cách tra từ điển hán việt

Giá bán: 337.500 vnđNXB: Nhà xuất bản Dân TríTác giả: Phan Văn Các 

2- Cách sử dụng từ điển Hán Việt

Vì tiếng trung là chữ tượng hình nên việc sử dụng từ điển Hán Việt có những khó khăn nhất định. Có rất nhiều người khi học tiếng Trung giao tiếp mà không thể tra từ điển tiếng Trung. Những hướng dẫn sau đây sẽ giúp các bạn tra từ điển Hán Việt một cách đơn giản và dễ dàng nhất.

Hiện nay, có rất nhiều cách tra từ điển Hán Việt. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là cách tra từ điển Hán Việt theo phiên âm và tra từ điển Hán Việt theo bộ thủ.

Phần 1 thu thập khoảng 60.000 từ và cụm từ trong tiếng Hán phổ thông hiện đại và trong văn viết cổ (văn ngôn), khoảng 7000 chữ Hán (đơn từ); các từ ngữ này thuộc mọi lĩnh vực:

Đời sống hàng ngàyVăn hóaKhoa học tự nhiên Khoa học xã hộiKỹ thuậtNghệ thuật

Và được đối dịch sang từ và cụm từ tương đương trong tiếng Việt.

Phần 2 thu thập khoảng 3000 danh từ riêng, gồm tên họ Trung Quốc và thế giới.

Từ điển lấy từ (từ đơn, từ ghép) làm đơn vị đối chiếu chủ yếu song chú ý tới tính kế thừa của ngôn ngữ Hán và nhu cầu của người đọc. Cũng như đối dịch một số yếu tố ngày nay không có khả năng làm từ độc lập nhưng vẫn có khả năng xuất hiện độc lập trong văn viết.

Được sắp xếp theo âm Hán Việt hiện đại và phổ thông, ghi bằng chữ latinh theo hệ thống phiên âm đang dùng tại nước CHND Trung Hoa và theo trật tự chữ cái latinh (abc). Từ điển có bảng tra chữ Hán theo âm Việt, “bộ thủ” và số nét. Về thanh điệu, theo thứ tự: âm, dương, khứ, khinh; các thanh điệu được thể hiện trên chữ latinh bằng: dấu ngang (ā), dấu sắc (á), dấu gãy (ă), dấu huyền (à) và dấu chấm trước âm tiết (a)…

Mỗi mục từ trong “Từ điển Hán – Việt hiện đại” cung cấp cho người sử dụng các thông tin chính:

– Phiên âm theo âm Hán – Phiên âm theo âm Việt quen dùng.– Giải nghĩa bằng tiếng Việt của từ.– Từ ghép hoặc cụm từ, thành ngữ Hán.– Từ, cụm từ hoặc thành ngữ Việt tương ứng.– Cách dùng từ ngữ Hán và lời dịch sang tiếng Việt.

3- Tra từ điển Hán Việt theo phiên âm hiện đại.

Đây là cách tra khi bạn biết rõ phiên âm của chữ tiếng Trung.

Ngay những trang đầu của 1 cuốn từ điển tiếng Trung, bạn sẽ thấy một bảng tra cứu phiên âm pinyin. Thông thường trong bảng đó sẽ gồm 3 phần: phiên âm, chữ Hán tương ứng với phiên âm và số trang chữ Hán đó đang nằm ở.

Xem thêm: 15 Cách Chụp Ảnh Với Mũ Lưỡi Trai Nữ Đang Được Các Sao Yêu Thích

Bạn chỉ cần đơn giản tìm theo phiên âm ra chữ mình muốn, lật đến trang sách có số bên cạnh chữ đó trong phần chính của từ điển là bạn có thể tra ra nghĩa từ cần biết.

4- Tra từ điển tiếng Việt theo bộ thủ

Trong thực thế, bạn hoàn toàn không thể hoặc thuộc và nhớ hết phiên âm của các từ tiếng Trung. Bởi vậy, trong quá trình học tiếng Trung cách tra từ điển Hán Việt đơn giản nhất là tra theo bộ thủ.

Ngay sau phần bảng tra cứu phiên âm pinyin sẽ đến phần bảng tra cứu theo bộ thủ. Tuy nhiên, với 214 bộ thủ trong tiếng Trung, việc tra từ điển theo bộ thủ nghe chừng cũng không đơn giản. Đó chính là lý do phần này luôn được chia làm 2 phần: mục lục bộ và bảng tra từ.

– Mục lục bộ: Tổng hợp 214 bộ thủ được phân chia theo số nét trong bộ cùng số trang của các từ thuộc bộ đó trong BẢNG TRA CHỮ.

– Bảng tra chữ: Tổng hợp các từ tiếng Trung được chia theo bộ cùng tổng số nét (trừ bộ thủ) và số trang của từ trong phần từ điển chính.

Việc tra từ điển theo bộ thủ gồm 4 bước:

Xác định chữ cần tra thuộc bộ nào.

Nếu chữ bạn cần tìm gồm nhiều bộ tạo thành thì hãy tuân theo 5 quy tắc sau để tìm được bộ thủ chính xác:

Chọn trên không chọn dướiChọn trái không chọn phảiChọn ngoài không chọn trongChọn giữa không chọn góc trên bên tráiChọn dưới hoặc chọn phải, không chọn góc bên tráiTìm trong phần MỤC LỤC BỘ số trang của bộ này.Đếm số nét của chữ cần tra, tìm trong BẢNG TRA THEO CHỮ số trang của chữ cần tra.Tìm trong phần chính của từ điển chữ cần tra.

Nếu bạn nắm rõ 2 cách tra trên, công việc tra từ điển tiếng Trung sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Bài viết liên quan