Sự tích ông tơ bà nguyệt

Share:

Nghi thức cúng ông Tơ bà Nguyệt là nét văn hóa đặc trưng trong tục cưới hỏi của người Huế. Điện hoa Quang Nam sưu tầm sự tích ông Tơ bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.

Bạn đang đọc: Sự tích ông tơ bà nguyệt


Việt Nam tự điển, quyển hạ của Lê Văn Đức, trang 254, phần Phụ lục Tục ngữ - Thành ngữ - điển tích ghi: Nguyệt hạ lão nhân, ông già ngồi dưới bóng trăng, tức Ông Tơ, vì tiên se duyên cho người đời.
Lý Phục đời Đường kể trong quyển Tục U Quái Lục – Định Hôn Điếm rằng: Đời nhà Đường (618 – 907) có chàng nho sĩ tên Vi Cố, học giỏi, thi phú tài danh. Một hôm du học đến Đông Đô, giữa đêm trăng sáng, chàng thơ thẩn dạo chơi bỗng nhìn thấy một cụ già râu tóc bạc phơ, ngồi nhìn vào quyển sổ to, tay se tơ đỏ. Vi Cố lấy làm lạ đến gần, hỏi:
- Chẳng hay lão trượng ở đâu đến đây mà ngồi một mình giữa đêm khuya canh vắng? Còn sách này là sách chi và tơ đỏ này, cụ se làm gì?
-Ta là Nguyệt Lão, xem sổ định hôn của dân gian. Còn chỉ ta đương se là duyên của vợ chồng do tơ này buộc lại.
*

Vi Cố buồn bã, từ giã lủi thủi đi về. Sáng hôm sau, Vi Cố ra chợ Đông Đô, quả thực trông thấy một mụ ăn mày, tay ẵm đứa bé gái 3 tuổi, xin ăn ở góc chợ. Cố bực tức, mướn một gã lưu manh đâm chết được đứa bé kia, sẽ thưởng nhiều tiền. Tên lưu manh vâng lời, cầm dao xông đến, chém một nhát vào đầu đứa bé. Mụ ăn mày hốt hoảng, ôm con chạy.
*

Tên lưu manh tưởng đứa bé đã chết, sợ người bắt nên bỏ trốn. Mười lăm năm sau, Vi Cố đi thi đỗ Thám Hoa. Vào triều bái yết nhà vua xong, Cố ra lễ quan Tể Tướng họ Chu vốn làm chủ khảo khoa thi, thấy quan tân khoa chưa vợ, quan Tể Tướng liền gả con gái cho. Vi Cố mừng rỡ, bái tạ.

Xem thêm: Tác Hại Của Máy Hút Mụn - Không Phải Ai Cũng Biết


Đến khi nhập phòng, Cố nhìn thấy vợ mỹ miều, đẹp đẽ lấy làm hớn hở, vừa ý. Chợt nhìn ở sau ót có một vết thẹo, chàng lấy làm lạ hỏi. Nàng thành thật kể rõ thân thế mình vốn là con của mụ ăn mày, 15 năm về trước bị tên lưu manh ác độc, không biết có thâm thù gì lại chém nàng. May mẹ nàng nhanh chân chạy khỏi, nàng chỉ bị thương sau ót. Mẹ chết, nàng chịu cảnh bơ vơ, may Tể Tướng gặp giữa đường, vì không con nên đem về nuôi xem như máu huyết.
*

Một dị bản khác, theo Thần tiên truyện, thời Nguyên Hòa nhà Đường rất thái bình, có quan đại thần Chung Thôi. Quý tử của Chung Thôi là Chung Hạo văn hay chữ tốt. Chung Hạo thường theo cha đi săn bắn. Một hôm, do mãi đuổi theo con thỏ, Chung Hạo lạc vào rừng sâu, quanh co cả ngày không tìm được lối ra. Đêm xuống lạnh giữa rừng hoang, dưới ánh trăng Hạo nghe tiếng suối róc rách, chàng lần đến tìm nước uống. Chàng thấy bên bờ suối, trong hang đá, một bà lão đang ngồi se chỉ, màu chỉ đỏ thắm. Chung Hạo khẽ bước lại gần, thưa:
-Đây là động tiên, ta đang ngồi se duyên cho những đôi tình yêu nhau dưới trần gian. Chỉ này là dây tơ hồng.
-Ta se nhiều hay ít thì trai gái cũng theo đó mà thương yêu nhau nhiều hay ít. Ta muốn đôi trai gái nào nên vợ chồng thì ắt chúng sẽ kết duyên, không xa lìa nhau được.
Lão bà đưa mắt nhìn vào bên trong động. Ở đó có một ông lão đang cúi gầm trên một cuốn sách dày cộm.
*

*

Bài viết liên quan